Sinh Lão Bệnh Tử là gì? Làm sao để tính?
Tin tức

Sinh Lão Bệnh Tử là gì? Làm sao để tính?

Đăng: 18/02/2023 bởi ĐINH NGỌC QUÝ.

Với người Á Đông, sinh lão bệnh tử không còn là quan niệm xa lạ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc, ý nghĩa và cách tính quy luật này. Hiện nay, quy luật sinh lão bệnh tử vẫn được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống của con người.

Sinh lão bệnh tử là gì?

Sinh lão bệnh tử hay sinh bệnh lão tử là quy luật tất yếu của cuộc đời con người. Dù là người có địa vị cao hay thấp, giàu hay nghèo, trai hay gái đều trải qua 4 giai đoạn này. Chỉ 4 chữ sinh lão bệnh tử nhưng có thể gói gọn cuộc đời của mỗi con người và vạn vật trên trái đất.

Có thể nói, quy luật sinh lão bệnh tử không còn xa lạ với người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng. Quan niệm này không hướng đến những điều tiêu cực như bệnh tật hay mất mát mà cho chúng ta thấy rằng, bất cứ ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn chính của cuộc đời. Vì vậy, nên giữ cho mình tâm an lạc và bình yên để thản nhiên đón nhận mọi thứ thay vì sợ hãi, né tránh và ôm sự lo lắng trong lòng.

Hiểu được quy luật sinh lão bệnh tử chính là “chìa khóa” để giữ cho lòng an yên và hạnh phúc.

  • Sinh: Chữ sinh chính là sự khởi đầu, bắt đầu của một sự sống mới. Dù là con người hay vạn vật trên trái đất đều được sinh ra theo một cách nào đó. Có thể nói, những năm đầu đời là khoảng thời gian tươi đẹp nhất vì chúng ta chưa phải lo toan hay buồn phiền về những vấn đề trong cuộc sống.
  • Lão: Sau một thời gian dài sinh sống, cơ thể chúng ta sẽ trở nên già nua. Chữ lão ẩn ý cho cuộc sống buổi xế chiều khi cơ thể đã lão hóa và sức khỏe suy giảm. Đây không chỉ là quy luật tất yếu của một đời người mà còn là quy luật của tất cả vạn vật trên vũ trụ.
  • Bệnh: Bệnh ẩn ý các vấn đề sức khỏe chúng ta phải đối mặt. Bệnh có thể xuất hiện ngay cả khi còn trẻ nhưng thường ảnh hưởng nhiều hơn đến người cao tuổi. Bệnh tật khiến thể chất và tinh thần của con người suy kiệt. Nhiều người không thể vượt qua bệnh tật và chuyển sang giai đoạn “tử”.
  • Tử: Tử chính là điểm cuối cùng của quy luật này và cũng là đoạn kết của đời người. Dù có mong muốn hay không, tử vẫn là điều mà chúng ta không thể tránh khỏi. Với nhiều người, tử mang đến sự đau buồn, tiếc nuối nhưng đôi khi lại chính là sự giải thoát khỏi những đau khổ và bất hạnh.

Ngày nay, dù cuộc sống có nhiều đổi thay nhưng quy luật sinh lão bệnh tử vẫn không hề suy chuyển. Điều này có thể khẳng định cơ sở khoa học và tính đúng đắn của quy luật.

Nguồn gốc của sinh lão bệnh tử

Sinh lão bệnh tử là quy luật có nguồn gốc từ Phật giáo. Quy luật này được Phật Thích Ca Mâu Ni giác ngộ và được ứng dụng trong bài Kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên. Xuất thân là vị thái tử thuộc hoàng tộc nhưng ông đã rời bỏ cuộc sống xa hoa để đi tìm chính đạo. Đến năm 35 tuổi, ông giác ngộ chính pháp. Trong đó, 4 chân lý đầu tiên mà ông giác ngộ chính là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.

Quy luật sinh lão bệnh tử nằm trong quy luật khổ đế. Chân lý này cho thấy rằng, mọi thứ tồn tại trong vũ trụ, bao gồm cả con người đều có tính khổ não và không trọn vẹn. Đến nay, quy luật này không chỉ trong phạm vi của Phật giáo mà đã trở nên phổ biến trong đời sống. Người Việt dù có theo đạo Phật hay không đều đã nghe qua quy luật này.

Cách tính sinh lão bệnh tử

Sinh lão bệnh tử là quy luật quen thuộc với người Á Đông. Mặc dù có nguồn gốc từ Phật giáo nhưng quy luật này được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống. Ai ai cũng hiểu rõ sinh lão bệnh tử là điều tất yếu mà mỗi người đều phải đối mặt. Tuy nhiên, phong thủy ưu tiên cung sinh trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống với mong muốn cơ thể luôn khỏe mạnh, trẻ trung, không bệnh tật và chậm lão hóa.

Cách tính sinh lão bệnh tử khá đơn giản. Cách đơn giản nhất là đếm số lần lượt theo quy luật “Sinh – Lão – Bệnh – Tử” đến khi ứng với cung mà mình mong muốn thì dừng lại. Tuy nhiên, cách này không khả thi với nhiều trường hợp số lượng quá nhiều.

Nếu cần thiết, bạn có thể tính sinh lão bệnh tử theo công thức sau:

  • Cung sinh: Chia hết cho 4 và dư 1
  • Cung lão: Chia hết cho 4 và dư 2
  • Cung bệnh: Chia hết cho 4 và dư 3
  • Cung tử: Chia hết cho 4 và không có số dư

Ví dụ: Số 13 chia cho 4 sẽ được 3 dư 1, tức là cung Sinh.

Cách ứng dụng sinh lão bệnh tử trong đời sống

Ngày nay, quy luật sinh lão bệnh tử được ứng dụng rộng rãi trong đời sống – đặc biệt là trong xây dựng. Quy luật này được ứng dụng với mục đích chọn cung Sinh cho cầu thang, số tầng chung cư,… nhằm giúp gia chủ có nhiều may mắn trong cuộc sống và tránh đi những xui rủi không mong muốn.

1. Tính số bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử

Trước đây, người ta chủ yếu xây nhà 1 tầng (nhà trệt) nên không có cầu thang. Tuy nhiên đến thời Pháp thuộc, nhà cửa bắt đầu được xây nhiều tầng hơn để thuận tiện khi sinh sống. Trong phong thủy, cầu thang chính là nơi để năng lượng chảy xuyên suốt trong không gian sống. Do đó, người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng rất xem trọng cầu thang.

Ngoài thiết kế, số bậc cầu thang cũng là vấn đề được quan tâm. Số bậc cầu thang phải tương ứng với cung “Sinh” thì gia chủ mới gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống. Như cách tính ở trên, số bậc cầu thang phải chia hết cho 4 và dư 1 như số 13, 17, 21, 25,…

Bên cạnh đó, thiết kế cầu thang phải chú ý không được đặt đối diện cửa phòng tắm hay phong ngủ và cầu thang không được hướng thẳng ra phía cửa. Đây là điều tối kỵ trong phong thủy vì mang hàm ý tài lộc và sinh khí sẽ bị đẩy ra hết bên ngoài.

2. Chọn số tầng chung cư

Ngoài ứng dụng trong việc tính bậc cầu thang, quy luật sinh lão bệnh tử cũng được áp dụng để chọn số tầng ở chung cư. Tương tự như cách tính trên, bạn nên chọn chung cư ở các tầng như tầng 5, 9, 13, 17, 21,… Nhiều người cho rằng, số 13 là con số không may mắn. Nếu e ngại con số này, bạn cũng sẽ khá nhiều lựa chọn khác để phù hợp với hơn với quan niệm của bản thân.

3. Chọn số hạt trên vòng tay phong thủy

Vòng tay phong thủy là vật phẩm có khả năng điều hòa sinh khí và mang lại may mắn, tài lộc cho chủ nhân. Ngoài việc lựa chọn vòng có chất liệu phù hợp với cung mệnh, tính số hạt trên vòng phong thủy cũng là vấn đề được quan tâm. Bởi trong phong thủy, mỗi con số đều mang ý nghĩa khác nhau. Tương tự như cách tính trên, bạn nên chọn vòng tay phòng thủy có số hạt 9, 13, 17, 21,… tùy theo kích thước hạt và cổ tay.

Sinh lão bệnh tử là quy luật có nguồn gốc từ Phật giáo. Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu rõ ý nghĩa và cách tính quy luật này vào trong đời sống. Bên cạnh quy luật sinh lão bệnh tử, học thuyết âm dương và ngũ hành cũng là những quy luật quen thuộc đối với người Việt.

St

Viết bình luận của bạn:
hotline Facebook Trang Sức Đá Phong Thủy Ngọc Quý Zalo Trang Sức Đá Phong Thủy Ngọc Quý Messenger Trang Sức Đá Phong Thủy Ngọc Quý